EC nghĩa là hỗ trợ cho em bé đi ra bô từ sớm thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào tã, thực hiện 1 cách nhẹ nhàng thoải mái không ép buộc. Cha mẹ tạo cơ hội cho bé sử dụng bô hoặc toilet, nếu bé không cần đi thì cũng không sao, hãy thử lại sau. Có thể bắt đầu EC từ bất cứ độ tuổi nào, khi bạn sẵn sàng, không phải là đợi bé sẵn sàng nhé
--------------
Ở bài viết đầu tiên, chắc hẳn những trải nghiệm của chị Lini Lindmayer đến từ Áo, 1 bà mẹ 7 con chỉ dùng vài chiếc tã xô mà không cần tã giấy, sẽ mang lại động lực cho cả nhà bắt đầu trên hành trình của chính mình nhé.
--------------
Q: Chị hiểu thế nào về khái niệm bỏ tã tự nhiên (diaper-free)?
A: Với tôi, "bỏ tã tự nhiên" là 1 khái niệm dựa trên 3 yếu tố: giao tiếp, thấu hiểu & lắng nghe. Hãy luôn ở đó với con, nhận thức điều con cần & đáp ứng lại 1 cách có tâm. EC là cách tiếp cận có định hướng dựa trên sự tôn trọng, quan tâm lẫn nhau.
--------------
Q: Chị đã tiếp cận nó như thế nào?
A: Khi còn nhỏ, tôi được nghe 1 người bạn kể rằng phần lớn trẻ sơ sinh trên thế giới không cần tã vào thời chúng tôi được sinh ra, tôi không thể tưởng tượng được nhưng cảm thấy rất hứng thú, sau đó tôi đã chẳng nghĩ ngợi quá nhiều về điều đó đâu nhưng tôi biết chắc chắn có ngày tôi sẽ thử.
Khi sinh con đầu lòng, tôi không có mấy kiến thức về bỏ tã sớm để đọc, không diễn đàn hay bài viết nào vào thời đó, nhưng chúng tôi biết chắc rằng mình rất muốn thử xem sao.
Tôi & chồng đã từng đến rất nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha & Bồ Đào Nha, cũng như Nam Mỹ (Brazil), Sinai & Sri Lanka, bạn có thể thấy trẻ sơ sinh không dùng tã ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng ngày nay, ngành công nghiệp đang nhắm tới việc "thay đổi" các ông bố bà mẹ 1 cách đáng chú ý, việc bọc con trong chiếc tã giấy đã được xem như 1 biểu tượng cho sự sung túc, giàu có.
--------------
Q: Chị thấy ưu điểm nào ở việc bỏ tã tự nhiên?
A: Đó là sự tự do, không phụ thuộc vào bất cứ sự ung ứng nào. Chúng tôi đã mang 1 tâm thế rất thoải mái, rằng mình chẳng cần quá nhiều thứ để bắt đầu bỏ tã, chỉ cần làm thôi, có thể dùng những chiếc chậu hay bát cũ trong nhà, hay 1 chiếc bô. Hãy cứ gần gũi để hiểu con & đáp ứng nhu cầu của bé về mọi mặt, điều đó thực sự đã tạo nên 1 mối quan hệ rất mật thiết và sâu sắc. Và chúng tôi luôn muốn theo đuổi lối sống bền vững, nên khi em bé muốn đi ngoài, tôi cho bé cơ hội được đi vào bô.
--------------
Q: Việc bỏ tã tự nhiên có thực sự cần thiết không?
A: Khi 1 người mẹ có 1 em bé đang mặc tã và hơi cục cựa muốn tè, mẹ cho em bé tè thoải mái vào đó, tã hút hết & khô ráo. Tã đã được xã hội công nhận là nơi để đi vệ sinh, nên em bé sẽ hiểu việc tè vào đó không có gì sai, dần dần 1 người mẹ hay đóng tã cho con sẽ mất sự nhạy cảm đối với nhu cầu của con.
Giả sử bạn nói điều gì đó và người kia đưa ra câu trả lời cho bạn - 1 cách hoàn toàn không liên quan. Bạn nói: "Tôi đói và muốn ăn bánh mì" và người kia nói: "Ừ, không sao đâu, tôi sẽ đưa cho bạn một cuốn sách để xem." Bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Vấn đề không phải là về bỏ tã hay không, mà là về nhu cầu thực sự của đứa trẻ. Tại sao chúng ta có thể bỏ qua một nhu cầu khi chúng ta đã biết về nó?
---------------
Hôm nay mình giới thiệu đến đây thôi, cả nhà nhớ theo dõi những bài viết sau nhé, nhà CHOI muốn chia sẻ những kiến thức giúp bạn thực sự tiết kiệm trong tiêu dùng, khi nhà có thêm thành viên nhé, không chỉ tiết kiệm cho ta, mà là cho thế hệ sau khi nguồn tài nguyên không còn nhiều.
KHÔNG PHẢI TÃ VẢI, ĐI TÈ ĐÚNG CHỖ MỚI CỨU THẾ GIỚI
--------------
Ở bài viết đầu tiên, chắc hẳn những trải nghiệm của chị Lini Lindmayer đến từ Áo, 1 bà mẹ 7 con chỉ dùng vài chiếc tã xô mà không cần tã giấy, sẽ mang lại động lực cho cả nhà bắt đầu trên hành trình của chính mình nhé.
--------------
Q: Chị hiểu thế nào về khái niệm bỏ tã tự nhiên (diaper-free)?
A: Với tôi, "bỏ tã tự nhiên" là 1 khái niệm dựa trên 3 yếu tố: giao tiếp, thấu hiểu & lắng nghe. Hãy luôn ở đó với con, nhận thức điều con cần & đáp ứng lại 1 cách có tâm. EC là cách tiếp cận có định hướng dựa trên sự tôn trọng, quan tâm lẫn nhau.
--------------
Q: Chị đã tiếp cận nó như thế nào?
A: Khi còn nhỏ, tôi được nghe 1 người bạn kể rằng phần lớn trẻ sơ sinh trên thế giới không cần tã vào thời chúng tôi được sinh ra, tôi không thể tưởng tượng được nhưng cảm thấy rất hứng thú, sau đó tôi đã chẳng nghĩ ngợi quá nhiều về điều đó đâu nhưng tôi biết chắc chắn có ngày tôi sẽ thử.
Khi sinh con đầu lòng, tôi không có mấy kiến thức về bỏ tã sớm để đọc, không diễn đàn hay bài viết nào vào thời đó, nhưng chúng tôi biết chắc rằng mình rất muốn thử xem sao.
Tôi & chồng đã từng đến rất nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Tây Ban Nha & Bồ Đào Nha, cũng như Nam Mỹ (Brazil), Sinai & Sri Lanka, bạn có thể thấy trẻ sơ sinh không dùng tã ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng ngày nay, ngành công nghiệp đang nhắm tới việc "thay đổi" các ông bố bà mẹ 1 cách đáng chú ý, việc bọc con trong chiếc tã giấy đã được xem như 1 biểu tượng cho sự sung túc, giàu có.
--------------
Q: Chị thấy ưu điểm nào ở việc bỏ tã tự nhiên?
A: Đó là sự tự do, không phụ thuộc vào bất cứ sự ung ứng nào. Chúng tôi đã mang 1 tâm thế rất thoải mái, rằng mình chẳng cần quá nhiều thứ để bắt đầu bỏ tã, chỉ cần làm thôi, có thể dùng những chiếc chậu hay bát cũ trong nhà, hay 1 chiếc bô. Hãy cứ gần gũi để hiểu con & đáp ứng nhu cầu của bé về mọi mặt, điều đó thực sự đã tạo nên 1 mối quan hệ rất mật thiết và sâu sắc. Và chúng tôi luôn muốn theo đuổi lối sống bền vững, nên khi em bé muốn đi ngoài, tôi cho bé cơ hội được đi vào bô.
--------------
Q: Việc bỏ tã tự nhiên có thực sự cần thiết không?
A: Khi 1 người mẹ có 1 em bé đang mặc tã và hơi cục cựa muốn tè, mẹ cho em bé tè thoải mái vào đó, tã hút hết & khô ráo. Tã đã được xã hội công nhận là nơi để đi vệ sinh, nên em bé sẽ hiểu việc tè vào đó không có gì sai, dần dần 1 người mẹ hay đóng tã cho con sẽ mất sự nhạy cảm đối với nhu cầu của con.
Giả sử bạn nói điều gì đó và người kia đưa ra câu trả lời cho bạn - 1 cách hoàn toàn không liên quan. Bạn nói: "Tôi đói và muốn ăn bánh mì" và người kia nói: "Ừ, không sao đâu, tôi sẽ đưa cho bạn một cuốn sách để xem." Bạn sẽ cảm thấy thế nào?
Vấn đề không phải là về bỏ tã hay không, mà là về nhu cầu thực sự của đứa trẻ. Tại sao chúng ta có thể bỏ qua một nhu cầu khi chúng ta đã biết về nó?
---------------
Hôm nay mình giới thiệu đến đây thôi, cả nhà nhớ theo dõi những bài viết sau nhé, nhà CHOI muốn chia sẻ những kiến thức giúp bạn thực sự tiết kiệm trong tiêu dùng, khi nhà có thêm thành viên nhé, không chỉ tiết kiệm cho ta, mà là cho thế hệ sau khi nguồn tài nguyên không còn nhiều.
KHÔNG PHẢI TÃ VẢI, ĐI TÈ ĐÚNG CHỖ MỚI CỨU THẾ GIỚI